Giáo viên trường Tiểu học Bùi Quốc Khánh thao giảng Hội đồng theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"

Thứ tư - 24/01/2018 17:26

Giáo viên trường Tiểu học Bùi Quốc Khánh thao giảng Hội đồng theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"

Vừa qua, giáo viên trường Tiểu học Bùi Quốc Khánh đã có buổi thao giảng Hội đồng theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" với bài "Nóng, lạnh và nhiệt độ". Phương pháp "Bàn tay nặn bột" đã được vận dụng, phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh thông qua rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm, ngôn ngữ nói và viết của học sinh. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức.
a13bd876af4d4013195c
Học sinh bắt đầu quan sát thí nghiệm
Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Giảng dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" bắt buộc giáo viên phải năng động, không theo giáo án. Giáo viên được quyền biên soạn tiến trình giảng dạy của mình phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học.
b332197c6e478119d856
Cô Lê Thị Duyên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát
3ced58ab2f90c0ce9981
Các em học sinh thảo luận sau khi xem thí nghiệm
Trong bài giảng "Nóng, lạnh và nhiệt độ", học sinh được cô Lê Thị Duyên hướng dẫn, quan sát và tiến hành thí nghiệm. Sau đó, các em sẽ tự thảo luận và rút ra nhận xét cho thí nghiệm. Hoạt động nhóm giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữa các cá nhân.
9aaaf7f480cf6f9136de
Các em học sinh ghi lại dự đoán và kết quả đã quan sát từ thí nghiệm vào bảng nhóm 
1422ff7a8841671f3e50
Cô Lê Thị Duyên giải thích và nhận xét bài của mỗi nhóm
 Giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, cũng nên giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà học sinh có thể có điều kiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học. Dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" là giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là việc làm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũng nên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay322
  • Tháng hiện tại4,724
  • Tổng lượt truy cập398,373
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây